Trào ngược dạ dày thực quản là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Làm thế nào để trị trào ngược dạ dày vừa hiệu quả, vừa an toàn ngay tại nhà chắc hẳn là thắc mắc của không ít người.
1Tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày (Gastroesophageal Reflux Disease) là tình trạng dịch axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản (ống thông giữa miệng và dạ dày). Tình trạng này xảy ra gây tổn thương đến các cơ quan thực quản, miệng, thanh quản,...
Hầu hết người bị trào ngược dạ dày có thể kiểm soát được sự khó chịu của bệnh bằng cách sử dụng thuốc không kê đơn và thay đổi lối sống. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân bị trào ngược dạ dày phải dùng dùng thuốc mạnh hơn (thuốc kê đơn) hoặc tiến hành phẫu thuật để giảm triệu chứng.
Nguyên nhân và triệu chứng gây trào ngược dạ dày
Nguyên nhân trào ngược dạ dày
2 cơ chế gây nên trào ngược dạ dày là sự dư thừa axit (sự quá tải bên trong dạ dày) và sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới. Hiểu cách khác, ví dụ dạ dày là cái thùng, cơ thắt thực quản là nắp thùng, thì tình trạng trào ngược dạ dày là hiện tượng “thùng đầy, nắp yếu”.
Nguyên nhân cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu:
- Tác dụng phụ của thuốc Tây: Holecystokinine, aspirin, glucagon, ibuprofen, thuốc huyết áp,...
- Sử dụng nhiều chất kích thích và chất gây nghiện như: Caffeine, rượu, thuốc lá,...
- Các bệnh lý: Thoát vị hoành, tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, yếu cơ vòng thực quản, nhiễm trùng thực quản,...
Nguyên nhân gây ra tình trạng dư thừa axit (dạ dày quá tải):
- Bệnh lý dạ dày: Viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, hẹp hang môn vị dạ dày,...
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, ăn quá no,...
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây trào ngược dạ dày như:
- Thừa cân, béo phì
- Mang thai
- Căng thẳng, stress.
Triệu chứng của trào ngược dạ dày
Các triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày thực quản là:
- Cảm giác nóng rát ở ngực (ợ nóng), thường xảy ra khi ăn và có thể diễn biến nặng hơn vào ban đêm
- Đau tức ngực
- Khó nuốt
- Thức ăn trong dạ dày bị chua
- Cảm giác có khối u chặn ở cổ họng.
Nếu bị trào ngược dạ dày vào ban đêm thì có thể gặp phải một số tình trạng khác như:
- Ho mãn tính
- Viêm thanh quản
- Hen suyễn
- Giấc ngủ bị gián đoạn.
Đối tượng bị trào ngược dạ dày là ai?
Bất kỳ ai cũng có thể bị trào ngược dạ dày thực quản. Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các yếu tố đó bao gồm:
- Béo phì
- Thành của cơ hoành bị đè ép bởi phần trên của dạ dày
- Phụ nữ mang thai
- Rối loạn mô liên kết
- Thường xuyên đói bụng
Bên cạnh đó cũng có một số yếu tố có thể làm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trầm trọng hơn, bao gồm:
- Hút nhiều thuốc lá
- Ăn quá no hoặc ăn quá khuya vào ban đêm
- Ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
- Sử dụng chất kích thích.
2Cách trị trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà
Mẹo chữa trào ngược dạ dày dân gian
Theo thông tin tổng hợp từ Vietmecgroup, dưới đây là những mẹo chữa trào ngược dạ dày dân gian mà bạn có thể áp dụng:
Bài thuốc chữa trào ngược thực quản – Nha đam
Ngoài công dụng chủ yếu là làm đẹp, nha đam còn được biết đến là liều thuốc sử dụng điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Trong nha đam có hoạt chất arabinose, glycoprotein, acemannan. Những dưỡng chất này có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại rất tốt.
Ngoài ra, nha đam còn giúp giảm hàm lượng axit bài tiết trong dạ dày, từ đó giúp phục hồi niêm mạc bị tổn thương.
Người bệnh có thể sử dụng nha đam gọt vỏ, xay nhuyễn với nước lọc. Sau đó chắt lấy nước uống 2 lần/ ngày, cải thiện đáng kể triệu chứng trào ngược dạ dày.
Nguyên liệu
-
Nha đam: 500g
-
Đậu xanh: 200g
-
Bột sắn dây: 100g (có thể thay thế bằng bột năng)
-
Đường, nước, dầu chuối
Cách thực hiện
Bước 1 Chuẩn bị khoảng 2 – 3 lá nha đam tươi, gọt sạch vỏ và lấy phần thịt.
Bước 2 Cắt phần thịt thành hạt lựu và loại bỏ nhớt.
Bước 3Nấu phần cùng đậu xanh, bột sắn và một số nguyên liệu nấu chè khác. Khi nấu chín, bạn có thể cho thêm đường phèn cho dễ uống.
Cách sử dụng: Bạn có thể dùng chè nha đam nóng hoặc để trong tủ lạnh, uống 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể xay nhuyễn phần thịt nha đam với nước. Sau khi xay nhuyễn bạn lọc lấy nước cốt uống và mỗi ngày. Đây là cách giúp giảm nhanh bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả.
Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong
Vi khuẩn Hp chính là nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày. Mật ong chính là dũng sĩ góp phần tiêu diệt chúng và điều tiết dịch vị trong dạ dày với các kháng viêm tự nhiên có sẵn trong mật. Vì vậy, với nguyên liệu chính là mật ong và sử dụng mật ong hàng ngày, bạn có thể điều trị các chứng bệnh trào ngược hiệu quả.
Cách thực hiện
Cách 1: Pha 100ml nước nóng với 2 thìa mật ong pha và uống vào buổi sáng sớm trước khi ăn sáng.
Cách 2: Bạn cần chuẩn bị thêm bột chuối hột. Lúc này bạn trộn đều 2 bột chuối hột với 2 thìa mật ong thành hỗn hợp dẻo. Sau đó bạn có thể dùng ăn trực tiếp vào mỗi buổi sáng ngay sau khi đánh răng. Áp dụng phương pháp này liên tục từ 20 – 30 ngày.
Bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày với gừng tươi
Vì sao gừng cũng là một nguyên liệu giúp chữa trào ngược dạ dày? Vì gừng tươi có vị cay, tính ấm nên rất tốt đối với hệ tiêu hoá. Điều này giúp chống lại tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đặc biệt gừng còn có thể chữa lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
Cách thực hiện
Cách 1: Bạn cần chuẩn bị thêm mật ong để thực hiện.
Lột vỏ 2 – 3 củ gừng tươi và rửa sạch. Sau đó cắt thành nhiều lát nhỏ và ngâm cùng mật ong nguyên chất. Ngâm khoảng 1 tuần thì sau đó bạn có thể lấy gừng ăn sau mỗi bữa ăn. Mỗi lần nên ăn 2 lát gừng, ăn liên tục trong 2 tuần.
Cách 2: Lấy gừng tươi đã được gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng giống như cách 1. Sau đó đem gừng ngâm với giấm trong khoảng 1 tuần. Mỗi ngày nên ăn khoảng 3 lát. Hãy nhai gừng kỹ rồi nuốt luôn nước và bã. Áp dụng khoảng 7 ngày sẽ bắt đầu có biến chuyển tích cực.
Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng lá tía tô
Lá tía tô có thể chữa trào ngược dạ dày nhờ hàm lượng glycosid và tanin cao. Đây là những dưỡng chất giúp hạn chế tiết axit và tạo ra một lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hơn nữa, lá tía tô còn giúp chữa lành các vết viêm loét. Vì vậy, lá tía tô được sử dụng để trị bệnh rất tốt.
Cách thực hiện
Cách 1:
Bước 1 Rửa sạch bằng nước muối 300g rồi giã nát và lọc lấy nước cốt.
Bước 2 Để giảm mùi tanh nồng của lá, bạn có thể cho ít muối hạt vào nước ép tía tô và uống liền. Uống 2 lần mỗi ngày ít nhất trong khoảng 15 ngày.
Cách 2: Rửa sạch 100g lá tía tô tươi, sau đó đun nước uống và uống ngay. Thay vì uống trà, mỗi ngày bạn có thể uống khoảng 1 lít nước lá tía tô và duy trì sử dụng trong khoảng 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trị trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả bằng nghệ
Nghệ có nhiều dưỡng chất giúp ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa
Nghệ có thể dùng để trị trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả. Vì thành phần trong củ nghệ có chứa rất nhiều các dưỡng chất bao gồm: turmerone, curcummin, tlantone, zinggiberene, demethoxycurcumin,…
Các dưỡng chất trên có công dụng làm trung hòa axit trong dạ dày, kháng viêm và giảm sưng đau rất tốt. Ngoài ra nghệ còn giúp giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, và ợ hơi, ợ chua.
Nguyên liệu
-
1 - 2 thìa bột nghệ
-
1 thìa mật ong nguyên chất
-
100ml nước ấm
Cách thực hiện
Cách 1: Trộn đều bột nghệ trộn với mật ong nguyên chất. Sau đó bạn vo hỗn hợp thành những viên nhỏ và uống. Mỗi ngày uống 3 viên.
Cách 2: Ngoài ra, ta có thể làm nước mật ong nghệ ấm bằng cách lấy 3 muỗng bột nghệ hoà với 100ml nước ấm và một thìa mật ong nguyên chất. Uống nước này mỗi ngày 3 lần trước bữa chính là để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Chữa trào ngược dạ dày bằng bài thuốc cam thảo
Trong Đông y, cam thảo là một vị thuốc rất phổ biến để dùng trị các bệnh về đường tiêu hóa như: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày,… Vì các hoạt chất có trong cam thảo giúp giảm nồng độ axit dịch vị, từ đó hạn chế tối đa được tổn thương ảnh hưởng đến dạ dày.
Cách thực hiện
Bước 1 Rửa sạch cam thảo.
Bước 2Đun cam thảo để lấy nước hoặc dùng pha trà. Sau đó ta có thể dùng uống mỗi ngày sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút. Sử dụng nước cam thảo trong khoảng 1 – 2 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, ta còn có thể sử dụng bột cam thảo mua sẵn hoặc tự tán mịn từ cam thảo phơi khô. Mỗi lần uống ta sẽ sử dụng 4 – 5g bột và pha với 100ml nước ấm và dùng liên tục trong vòng 2 tuần.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng hạt thì là
Hạt thì là chứa rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là hoạt chất anethole tác dụng. Hạt thì là có tính ấm giúp kích thích hệ tiêu hóa. Ngoài ra, thì là còn giúp chống co thắt cải thiện trào ngược dạ dày.
Không chỉ có anethole, hoạt chất trong thì là còn rất đa dạng đó là: Vitamin, sắt, kali hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.
Cách thực hiện
Với hạt thì là, ta có thể sử dụng trực tiếp bằng cách nhai thật kỹ khoảng 2 thìa cà phê hạt thì là trước khi ăn trưa và ăn tối. Nếu không thể ăn nguyên hạt, bạn hãy xay nhuyễn với khoảng 500ml nước và đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó chắt lấy nước và sử dụng nước thì là 3 lần/ ngày.
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá bạc hà
Lá bạc hà cũng là nguyên liệu tốt giúp chữa trào ngược dạ dày. Ngoài ra, lá bạc hà giúp kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng đau, co thắt dạ dày và giảm axit trong dạ dày.
Cách thực hiện
Bạn chỉ cần chuẩn bị 2 - 3 lá bạc hà tươi. Rửa sạch lá bằng nước muối loãng. Sau đó có thể sử dụng trực tiếp ngay. Đặc biệt, bạn nên nhai kỹ mỗi khi cảm thấy, khó tiêu hoặc ợ hơi nhiều hay đau bụng. Mỗi ngày nhai 3 lần và nhai thường xuyên cho đến khi tình hình bệnh cải thiện.
Thuốc dân gian trị trào ngược dạ dày – Trà hoa cúc
Trà hoa cúc mang lại nhiều dinh dưỡng nhờ thành phần có chứa tinh dầu bisabolol, apigenin. Các tinh dầu này có khả năng kháng khuẩn, giúp chống viêm, dị ứng và tái tạo da non,…
Đặc biệt, trà hoa cúc còn mang lại hiệu quả cải thiện các triệu chứng về đường tiêu hóa như đầy bụng, ợ chua, khó tiêu, tiêu chảy và trào ngược dạ dày. Vì vậy, trà hoa cúc là liệu pháp trị trào ngược dạ dày không thể bỏ qua.
Cách thực hiện
Bước 1 Phơi khô một nắm hoa cúc tươi nếu bạn có sẵn, hoặc không có thể mua sẵn các sản phẩm trà hoa cúc khô đóng gói.
Bước 2Cho hoa cúc vào ấm với nước sôi khoảng 15 phút.
Bước 3Uống nhâm nhi trước khi đi ngủ khi trà vừa đủ nguội.
Cây du trơn – Vị thuốc quý trị trào ngược dạ dày
Vỏ cây du trơn có chứa chất nhầy và chất nhầy sẽ biến thành lớp gel khi pha với nước, tạo nên một lớp bao phủ giúp gia tăng khả năng bảo vệ cho dạ dày, thành ruột và giảm kích ứng ở niêm mạc dạ dày. Từ đó, du trơn rất tốt cho người bệnh tránh được hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
Cách thực hiện
Cho 1 – 2 gam vỏ bột cây du trơn vào nước sôi tầm. Sau đó để khoảng 3 – 5 phút rồi dùng nước uống 3 lần/ngày, dùng liên tục trong vòng từ 4 – 8 tuần hoặc đến khi có chuyển biến tích cực.
Chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng tỏi
Theo Đông y, tỏi là liều thuốc thường được dùng để ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại cho dạ dày nhờ vị cay trong tỏi.
Đặc biệt, tỏi còn có hợp chất allicin giúp kháng viêm mạnh, gia tăng khả năng bảo vệ lớp niêm mạc và cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn. Nhờ đó, tỏi giúp làm giảm nhanh các triệu chứng trào ngược như: buồn nôn, ợ hơi, ợ chua,…
Cách thực hiện
Bước 1 Bóc một vài củ tỏi, rửa sạch và đập rập.
Bước 2 Cho tỏi đã đập vào bình thủy tinh và ngâm cùng mật ong trong khoảng 3 tuần.
Bước 3 Khi nào bạn muốn sử dụng, hãy lấy 1 thìa tỏi ngâm ra ăn trong các bữa ăn.
Cách làm giảm trào ngược dạ dày hiệu quả bằng nước muối
Một cách cuối cùng cũng là cách đơn giản nhất đó chính là dùng nước muối. Muối giúp làm lành những tổn thương trong dạ dày, khử trùng và giảm tình trạng viêm loét dạ dày. Vì vậy, nước muối còn rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa nguy cơ trào ngược dạ dày.
Cách thực hiện
Pha 1 thìa cà phê muối tinh vào 200ml nước ấm, khuấy đều và uống hàng ngày.
Thay đổi lối sống để trị trào ngược dạ dày
Người bị trào ngược dạ dày có thể giảm bớt tình trạng này bằng cách thay đổi thói quen, lối sống:
- Không hút thuốc lá: Thuốc lá vừa hại phổi, vừa tác động xấu đến thực quản
- Hạn chế dùng các chất kích thích: Rượu, bia, cà phê,...dễ gây trào ngược axit.
- Đảm bảo cân nặng hợp lý: Béo phì có thể gây áp lực lên dạ dày, khiến cơ thực quản khó hoạt động để đẩy axit xuống
- Nằm gối cao khi ngủ
3Cách phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý: Béo phì sẽ làm tăng áp lực lên bụng, đẩy dạ dày cao lên vị trí cao hơn so với thực quản, khiến axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản.
- Không hút thuốc lá: Các chất có trong thuốc lá làm giảm chức năng hoạt động của cơ thắt thực quản, gây ra trào ngược dạ dày. Vì vậy, bỏ thuốc lá là một biện pháp phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả.
- Nâng cao đầu giường khi nằm ngủ: Nếu người mắc trào ngược dạ dày thường xuyên có triệu chứng ợ nóng trong khi nằm ngủ thì hãy kê 2 chân đầu giường lên cao hơn 15 - 23 cm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số gối để nâng cao cơ thể khi nằm.
- Không nên nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi mới ăn xong.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Khi ăn, nên nhai thật kỹ thức ăn trước khi nuốt vào dạ dày để tránh gây nghẹn và làm tăng áp lực dạ dày.
- Tránh tiêu thụ các đồ uống và thực phẩm gây ra trào ngược như đồ ăn nhiều dầu mỡ, caffeine, bạc hà, tỏi, hành tây,...
- Không mặc quần áo bó sát để tránh tạo áp lực lên bụng, gây trào ngược axit dịch vị.
- Nên tiêu thụ các thực phẩm có tính kiềm như tinh bột để trung hòa axit trong dạ dày.
4Một số câu hỏi thường gặp khi bị trào ngược dạ dày
Người mắc trào ngược dạ dày có bị hôi miệng không?
Khi bị trào ngược dạ dày, axit dịch vị và các thực phẩm đang tiêu hóa dở ở trong dạ dày sẽ bị trào ngược lên miệng, vòm họng và thực quản, gây ra các mùi hôi, khó chịu trong miệng. Vì vậy, người mắc trào ngược dạ dày có bị hôi miệng.
Người mắc trào ngược dạ dày nên nằm nghiêng bên nào?
Theo GS.TS Đào Văn Long – Nguyên trưởng khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai, nằm nghiêng bên trái hoặc nằm ngửa là hai tư thế tốt nhất cho người mắc trào ngược dạ dày. Cụ thể:
- Tư thế nằm ngửa kèm kê cao gối giúp thực quản nằm cao hơn dạ dày, hạn chế được sự trào ngược của axit trong dạ dày.
- Tư thế nằm nghiêng sang trái giữ cho vị trí tuyến tụy và dạ dày thấp hơn thực quản, giúp ngăn ngừa hiệu quả tình trạng trào ngược dạ dày.
Ngoài ra, nằm nghiêng bên trái còn giúp quá trình vận chuyển chất thải diễn ra dễ dàng hơn, ngăn ngừa được các rối loạn của hệ tiêu hóa.
Bị trào ngược dạ dày khi nào nên gặp bác sĩ?
Người mắc trào ngược dạ dày trong một thời gian dài mà điều trị không khỏi hoặc có những triệu chứng báo động như sụt ký thì nên kịp thời đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Đặc biệt, nếu người bệnh có triệu chứng đau tức ngực kèm theo khó thở, đau quai hàm hoặc đau cánh tay thì nên lập tức đi gặp bác sĩ, bởi đây có thể là triệu chứng của đau tim.